Cách tính chi phí mở quán café bạn cần biết
Mục lục bài viết
- 1 Cách
tính chi phí mở quán café đơn giản
- 1.1 No1: Chi phí dành cho việc thuê mặt bằng
- 1.2 No2: Chi phí xây dựng và thiết kế quán
- 1.3 No3: Chi phí cho cơ sở vật chất của quán
- 1.4 No4: Chi phí dành cho nguyên liệu làm đồ uống của quán
- 1.5 No5: Chi phí thuê nhân sự
- 1.6 No6: Chi phí dành cho phần mềm quản lý quán cà phê của bạn
- 1.7 No7: Các chi phí phát sinh
- 1.8 No8: Chi phí duy trì cho quán cà phê
- 2 Lời kết
Mở quán cà phê với một số vốn thế nào cho đủ bạn đã biết chưa? Việc tính toán chi phí rất quan trọng vì từ đó bạn mới có thể biết được chi phí cần chuẩn bị là bao nhiêu để chủ động. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh thì hãy tìm hiểu về cách tính chi phí mở quán café dưới đây cùng vmass.vn để xem tính toán như thế nào thì hợp lý nhé.
Cách tính chi phí mở quán café đơn giản
Thực ra thì cách tính này không phải là công thức mà chỉ là sườn để bạn xác định chi phí cần thiết. Bởi đối với mỗi mô hình khác nhau, địa điểm khác nhau, mức chi phí không thể tính theo công thức nào đó kiểu dạng chính xác 100%. Chúng tôi hướng dẫn bạn tính toán các khoản cần phải bỏ chi phí ra để mở quán. Bạn có thể tham khảo dưới đây để nắm rõ hơn nhé.
No1: Chi phí dành cho việc thuê mặt bằng
Sẽ thật tuyệt vời khi bạn không phải mất tiền để thuê mặt bằng kinh doanh quán cà phê. Bạn có thể mượn hoặc vốn dĩ mặt bằng đó là của bạn rồi thì sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như thế khi kinh doanh nên việc tính toán thuê mặt bằng khá quan trọng. Về chi phí cho mặt bằng sẽ như sau:
- Chi phí thuê mặt bằng ít nhất là 1 năm trở lên bạn mới có thể tạo ra lợi nhuận. Thường khi kinh doanh quán hay cửa hàng, người ta cũng sẽ tìm địa điểm thuê lâu dài ít nhất từ khoảng thời gian đó. Bạn cứ thế tính nhân lên và có thể thương lượng đôi chút với người cho thuê để giảm tiền.
- Chi phí dành cho việc sửa và trang trí quán
- Chi phí dành cho việc lắp đặt hệ thống điện nước của quán.
Như vậy chi phí dành cho mặt bằng này sẽ gồm tiền thuê, trang trí và sửa quán, lắp đặt hệ thống điện nước…
No2: Chi phí xây dựng và thiết kế quán
Chi phí xây dựng và thiết kế quán cũng chính là một trong những loại chi phí được rất nhiều người hiện nay quan tâm đến. Với chi phí xây dựng và thiết kế quán, không có mức nào cụ thể. Bởi tùy theo nhu cầu cũng như phong cách thì quán sẽ có chi phí khác nhau dành cho khoản này. Bạn cần chú ý để tìm hiểu và nghiên cứu xem nên thiết kế quán như thế nào cho phù hợp.
No3: Chi phí cho cơ sở vật chất của quán
Đối với mọi quán cà phê, chi phí cho cơ sở vật chất của quán chính là một trong những phần chi phí gần như lớn nhất. Vật chất của quán chính là những bộ bàn ghế, các dụng cụ pha chế tạo ra đồ uống hay món ăn, các trang thiết bị để bảo quản nguyên liệu, điều hòa, hệ thống máy tính để quản lý cửa hàng…. Bạn có thể tham khảo thêm mức giá của các dụng cụ chế biến đồ uống dưới đây gồm:
- Tủ lạnh: từ 7 – 15 triệu đồng
- Máy pha cà phê: từ 50 – 200 triệu đồng.
- Bàn ghế gỗ: Từ 10 – 20 triệu đồng
- Chi phí cốc chén khoảng 10 triệu đồng
- Tủ quầy pha chế: 7 – 10 triệu đồng
- ….
Bạn cần phải xem xét các hạng mục trong cơ sở vật chất để tính toán xem mình sẽ đầu tư như thế nào để phù hợp. Tránh đầu tư bất hợp lý, thiếu cân bằng vì sẽ không đảm bảo được hiệu quả.
No4: Chi phí dành cho nguyên liệu làm đồ uống của quán
Nguyên liệu là mức chi phí xoay vòng vốn của bạn trong suốt quá trình kinh doanh. Về cơ bản ban đầu nguyên liệu không chiếm quá nhiều chi phí. Bạn chỉ cần tính toán các loại nguyên liệu cơ bản sau đó cộng thêm số lượng để sử dụng trong thời gian bao nhiêu đó. Khoản nguyên liệu này thường du dịch khá nhiều vì đôi khi bạn có thể mua “chịu” từ nhà cung cấp.
Về nguyên liệu, tính toán cẩn thận để tránh việc không sử dụng hết sẽ gây ra tình trạng hư hỏng, lãng phí. Ban đầu hãy nhập vừa phải và chú ý vì bạn làm kinh doanh buôn bán nên hãy thương lượng với nhà cung cấp để được mức giá tốt nhất.
Nguyên liệu của quán cà phê chủ yếu là: nước trái cây, hoa quả tươi, đường, sữa, cacao, cà phê…. Nguyên liệu ban đầu bạn chỉ xác định trong khoảng 5 – 10 triệu đồng là được.
No5: Chi phí thuê nhân sự
Nếu bạn có thuê nhân viên để thực hiện các công việc khác nhau như phục vụ bàn, lễ tân, bảo vệ, thu ngân… thì sẽ phải tính toán đến khoản này. Thường sẽ có những bộ phận cần sự cố định và đi làm full time như thu ngân và bảo vệ nên 2 bộ phận này bạn sẽ dành mức chi phí cố định trong khả năng chi trả của bạn. Nhân viên lễ tân, phục vụ bàn bạn sẽ tính theo ca, chẳng hạn 15 – 20 ngàn đồng/ giờ làm việc và cứ thế nhân lên.
No6: Chi phí dành cho phần mềm quản lý quán cà phê của bạn
Trong thời đại công nghệ 4.0, chi phí còn được tính thêm chi phần mềm quản lý quán cà phê. Chẳng hạn như phần mềm VMASS, hệ thống quản lý khép kín từ A – Z giúp chủ cửa hàng chủ động theo dõi, giám sát được mọi công việc. Chi phí cơ bản của phần mềm này là 8.300 đồng/ ngày. Tính ra không cao và bạn cứ nhân lên theo chi phí nửa năm hoặc 1 năm. Tuy nhiên để đảm bảo lựa chọn đúng thì nên DÙNG THỬ trước khi quyết định chọn gói chuyên nghiệp.
Phần mềm VMASS với nhiều những tính năng giúp quản lý các công việc bao gồm:
- Order bằng QR Code
- Nhắc nhở Việc cần làm
- Nhận món Online
- Ẩn món tạm hết hàng
- Xuất hóa đơn
- Gợi ý món ngon
- Thống kê Doanh thu tuần
- Thống kê Doanh thu tháng
- Thống kê tất cả Doanh thu
- Thống kê số lượng món đã bán theo tuần
- Thống kê số lượng món đã bán theo tháng
- Thống kê toàn bộ số lượng món đã bán
- Xuất thống kê Doanh thu ra file Excel
- Chỉnh sửa Menu Online
- Chỉnh sửa thông tin Cửa hàng
- Chế độ DarkMode
- Hỗ trợ nhanh trong 2h
- Quản lý chuỗi cửa hàng
Toàn bộ những công việc trên đây sẽ được quản lý trong một hệ thống khép kín thông minh nên bạn hoàn toàn dễ dàng kiểm soát ngay từ đầu. Phần mềm này thực sự phù hợp với những người mới bắt đầu kinh doanh để làm chủ được việc vận hành cũng như chống thất thoát, sai lệch ngay từ đầu. Bạn cần chú ý đến chi phí phần mềm này trong cách tính chi phí mở quán café.
No7: Các chi phí phát sinh
Ngoài những khoản chi phí trên thì chi phí phát sinh của quán cũng là một trong những loại chi phí cần tính. Chẳng hạn như cốc chén bị vỡ, hóa đơn tiền điện, tiền nước hàng tháng, chi phí sửa quán khi cần thiết… Hãy dành 1 khoản chi phí phát sinh cụ thể này khoảng vài triệu 1 tháng để riêng ra. Bạn có thể coi đây là 1 khoản phí duy trì quán và khi cần bỏ ra dùng, không chi tiêu âm vào các khoản khác.
No8: Chi phí duy trì cho quán cà phê
Khoản chi phí duy trì cho quán cà phê chính là một trong những khoản phí mà nhiều người chưa hiểu lắm. Chẳng hạn nếu bạn có 200 triệu đồng, bạn chỉ bỏ ra khoảng 100 triệu đến 120 triệu để đầu tư vào các khoản trên đây, còn lại 100 triệu hay 80 triệu để duy trì quán. Phòng trừ các trường hợp phát sinh khi kinh doanh.
Tổng hợp các bài viết chia sẻ kinh nghiệm quản lý quán cafe, nhà hàng: https://vmass.vn/kinh-nghiem/
Lời kết
Đối với quán cà phê vừa và nhỏ thì chi phí sẽ khoảng 100 đến 150 triệu đồng. Quán càng lớn sẽ càng tiêu tốn nhiều chi phí hơn. Vì thế chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị khoản tiền này nếu muốn mở quán cà phê. Cơ bản thì cách tính chi phí mở quán café cũng chỉ đơn giản như trên đây. Vì thế nếu bạn còn thắc mắc gì thì có thể liên hệ thêm với vmass.vn để chúng tôi tư vấn giúp bạn theo:
- Hotline: 0708.245.246
- Địa chỉ: 380/71 Lê Văn Lương, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hoặc điền thông tin liên hệ tại đây