Lợi nhuận ròng là gì, có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
Lợi nhuận ròng mặc dù không phải một khái niệm xa lạ đối với ngành kế toán nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn khái niệm này. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm lợi nhuận ròng là gì cũng như ý nghĩa của lợi nhuận ròng đối với hoạt động của doanh nghiệp nhé.
Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng còn được gọi là lợi nhuận sau thuế. Trên một số quốc gia khác, người ta gọi lợi nhuận ròng là lãi ròng. Lợi nhuận ròng được tính bằng công thức lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí sản xuất và vận hành cũng như thuế suất của doanh nghiệp cần phải đổi.
Nói một cách dễ hiểu hơn, lợi nhuận ròng là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Cách tính lợi nhuận ròng
Công thức tính lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng = tổng doanh thu – 10% thuế VAT – chi phí hoạt động – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lấy một ví dụ đơn giản dưới đây để bạn đọc hiểu rõ hơn.
- Giả sử có các đơn vị
- A = tổng thu nhập doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nào đó
- B = thuế VAT doanh nghiệp 10% = 0.1A
- C = chi phí vận hành của doanh nghiệp (ta ước tính mức chi phí này là 30%) = 0.3A
- D là lợi nhuận sau khi khấu trừ chi phí hoạt động và thuế VAT
Như vậy, ta tạm tính
D = A – B – C = A – 0.4A = 0.6A
Ta tiếp tục có như sau:
- M là 20% thuế thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ thuế VAT và phí hoạt động.
- M = 20% D = 20% x 0.6A = 0.12A
- F là lợi nhuận ròng
Như vậy thay các giá trị đã tính toán vào công thức tính lợi nhuận ròng, ta được
F = D – M = 0.48A
Lợi nhuận ròng tương đương 48% doanh thu của doanh nghiệp. Có nghĩa là nếu doanh nghiệp thu được 1 tỷ đồng thì lợi nhuận ròng là 480 triệu đồng.
Xem thêm: Quản lý lợi nhuận hiệu quả nhờ phần mềm VMASS
Một số lưu ý khi tính lợi nhuận ròng
Trên đây chỉ là ví dụ minh hoạt khi các số liệu được tính toán chính xác và cố định. Thực tế chi phí hoạt động doanh nghiệp còn phụ thuộc vào cách doanh nghiệp đó quản lý và vận hành. Nếu giảm được chi phí vận hành xuống càng thấp thì thu về lợi nhuận ròng càng cao.
Lưu ý: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng có thể là chi phí hoạt động của doanh nghiệp với mức dao động khoảng 5%( có thể cao hơn hoặc thấp hơn 5%). Vì vậy nếu giảm mức chi phí hoạt động xuống thấp nhất thì tương tự với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ được tăng lên và ngược lại.
Lợi nhuận ròng có vai trò gì?
Sau khi đã tìm hiểu lợi nhuận ròng là gì, chúng ta điểm qua một số vai trò của lợi nhuận ròng.
Lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp biết tỷ lệ lợi nhuận chiếm bao nhiêu trong tổng số doanh thu của toán doanh nghiệp. Như vậy có thể đánh giá doanh nghiệp đó đang kinh doanh lãi hay lỗ.
Lợi nhuận ròng nếu là đơn vị số càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp đang có mức lãi tốt và việc kinh doanh có dấu hiệu khả quan. Ngược lại, nếu lợi nhuận ròng nhỏ hơn 0 hay tiệm cận về 0 thì doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị phá sản, lỗ vốn, nhà quản lý cần tìm ra hướng đi mới cho doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, tỷ lệ lợi nhuận ròng ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau có sự khác nhau. Chuyên gia tài chính cần phân tích tình hình của doanh nghiệp để so sánh với các công ty đối thủ và cần so sánh trong cùng một thời điểm xác định.
Ngoài ra, nhìn vào công thức tính lợi nhuận ròng chúng ta có thể thấy mức thuế thu nhập của doanh nghiệp khá cao nên cần phải có sự cân đối trong chi phí sản xuất và vận hành. Doanh nghiệp cần khống chế chi phí này để thu về mức lợi nhuận tốt nhất có thể.
Ngoài ra, doanh nghiệp nếu không thể giảm chi phí vận hành thì cần tăng sản lượng bán hàng để thu về nguồn doanh thu nhiều hơn.
Xem thêm: Sử dụng phần mềm VMASS miễn phí giá 0 đồng
Tạm kết
Như vậy qua bài viết này, chúng ta có thể thấy việc cân đối chi phí của một doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng. Trong doanh nghiệp, khoản chi tài chính chiếm vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, đòi hỏi nhà lãnh đạo không chỉ cần có khả năng phân tích mà còn phải biết dự đoán xu hướng thị trường.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ lợi nhuận ròng là gì cũng như cung cấp nhiều thông tin bổ ích đến bạn. Đừng quên lưu lại bài viết này của vmass.vn để sử dụng khi cần nhé.