Image Alt

Thủ tục kinh doanh mở quán cà phê hợp pháp

  /  Kinh nghiệm quản lý   /  Thủ tục kinh doanh mở quán cà phê hợp pháp
Thủ tục kinh doanh mở quán cà phê hợp pháp

Thủ tục kinh doanh mở quán cà phê hợp pháp

Thủ tục kinh doanh mở quán cà phê hợp pháp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nếu bạn đang có ý định kinh doanh loại hình này.

Đối với việc kinh doanh mở quán cà phê, đây là loại hình kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ. Vì thế cơ bản thủ tục và các quy định sẽ tuân thủ theo việc thành lập hộ kinh doanh. Vì thế chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này dưới đây cùng vmass.vn để xem quy định về thủ tục kinh doanh mở quán cà phê hợp pháp yêu cầu với các chủ quán cà phê là gì.

Các quy định về thủ tục kinh doanh mở quán cà phê hợp pháp

Theo quy định của pháp luật về hộ kinh doanh cá thể tại khoản 1, điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Qua đó việc kinh doanh và mở quán cà phê sẽ phù hợp với hình thức đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Pháp Luật.

Thủ tục kinh doanh mở quán cà phê hợp pháp
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại điều 71, khoản 1 tại Nghị Định 78/2015/NĐ-CP

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh  được quy định tại điều 71, khoản 1 tại Nghị Định 78/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.”

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Ngoài ra vì kinh doanh quán cà phê là hình thức kinh doanh thực phẩm nên cần có thêm một loại giấy bắt buộc là giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Về cơ bản trình tự để xin và được cấp giấy tại khoản 1, điều 5, Thông tư 43/2018/TT-BCT:

Thủ tục kinh doanh mở quán cà phê hợp pháp
Trình tự để xin và được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại khoản 1, điều 5, Thông tư 43/2018/TT-BCT

 “1. Trường hợp cấp lần đầu

a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

b) Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

c) Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở

d) Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở

đ) Cấp Giấy chứng nhận”

Thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu sẽ gồm 3 bước cơ bản:

  • Bước 1: Xin mẫu từ cơ quan có thẩm quyền về đơn xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đó điền đầy đủ thông tin rồi nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bước 2:  Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tới để kiểm tra, thẩm định, nếu đã đủ yêu cầu thì cơ quan sẽ cấp giấy chứg nhận an toàn thực phẩm.
  • Bước 3: Trong trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan sẽ thẩm định lại trong vòng 3 tháng. Sau đó nếu chưa đủ điều kiện sẽ đình chỉ hoạt động kinh doanh của quán cà phê.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định tại khoản 1, điều 4, Thông tư 43/2018/TT-BCT

“1. Trường hợp đề nghị cấp lần đầu

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).”

Trình tự đăng ký hộ kinh doanh

Về trình tự đăng ký hộ kinh doanh sẽ tuân thủ theo quy định tại điều 71, Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

Thủ tục kinh doanh mở quán cà phê hợp pháp
Trình tự đăng ký hộ kinh doanh sẽ tuân thủ theo quy định tại điều 71, Nghị định 78/2015/NĐ-CP

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.”

Các loại thuế cần phải nộp khi tiến hành kinh doanh quán cà phê

Đối với các quán cà phê, các loại thuế sẽ phải nộp được yêu cầu theo quy định tại điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC:

  • Thuế môn bài: Nộp ít nhất là 50.000 đồng/ tháng (tính tùy theo mức thu nhập của 1 tháng).
  • Thuế giá trị gia tăng: Thuế này sẽ được tính theo công thức “Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT”
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Loại thuế này được tính theo công thức “Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN”.
Thủ tục kinh doanh mở quán cà phê hợp pháp
Đối với các quán cà phê, các loại thuế sẽ phải nộp được yêu cầu theo quy định tại điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC

Điều kiện là quán có thu nhập dưới 100 triệu đồng/ năm sẽ chỉ phải nộp thuế môn bài. Trường hợp doanh thu của quán trên 100 triệu đồng/năm sẽ phải nộp đủ cả 3 loại thuế trên. Mức nộp bạn nên tham khảo khi đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền.

Seri tổng hợp bài viết chia sẻ kiến thức trong quản lý, quản trị quán cafe, nhà hàng tại đây

Lời kết

Trên đây là những quy định về thủ tục đăng ký mở quán cà phê hợp pháp. Ngoài quy định của pháp luật, với người kinh doanh, bạn còn cần phải tìm hiểu về cách để kinh doanh theo xu hướng mới thay vì phương pháp truyền thống. Chẳng hạn áp dụng hệ thống phần mềm quản lý quán cà phê VMASS có thể giúp quản lý toàn diện mọi công việc từ Order của quán tới thu ngân, kiểm soát nguyên liệu, thu chi, lợi nhuận và hiệu quả làm việc của nhân viên. Vì thế đăng ký sử dụng miễn phí phần mềm VMASS ngay sau khi đã hoàn thành tất cả mọi thủ tục trên để giúp quán hoạt động tốt hơn nhé.

Mọi thông tin tư vấn về phần mềm VMASS xin liên hệ:

  • Hotline: 0708.245.246
  • Địa chỉ: 380/71 Lê Văn Lương, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hoặc điền thông tin liên hệ tại: https://vmass.vn/lien-he/